I. Đất trồng là gì ?
Đất trồng là lớp bề mặt của vỏ trái đất có tính chất tơi xốp nên thực vật có thể sinh sống. Có tác dụng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây giúp cây không bị ngã, đổ và có thể trụ vững
II. Các thành phần chính của đất trồng
Đất trồng gồm 3 thành phần chính bao gồm:
- Phần rắn: Giúp cung cấp các loại hữu cơ và vô cơ cho cây
- Phần khí: Giúp cung cấp oxi, nito, CO2 cho cây
- Phần lỏng: Giúp cung cấp nước cho cây để cây phát triển khoẻ mạnh
Một loại đất được xem là tốt nếu có tỷ lệ: 40% chất rắn, 30% không khí, 30% nước
III. Hướng dẫn phân loại các loại đất trồng cây phổ biến
1. Các loại đất trồng trọt
Đất thịt
Đất thịt bao gồm cát, mùn và sét
Thành phần của đất thịt bao gồm:
- 25 đến 50% là cát
- 30 đến 50% là mùn
- 20 đến 30% là sét
Đặc điểm:
- Đất thịt mang tính chất của cả đất cát và đất sét.
- Phù hợp để trồng các loại cây ăn trái bởi có độ phì nhiêu tốt
- Đất thịt nhẹ và trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí thuận lợi coh quá trình lý hoá xảy ra trong đất giúp dễ cày bừa làm đất
Ưu điểm:
- Đất thịt mềm mại do bao gồm cát, thịt và sét
- Thích hợp để trồng đa số các loại cây
- Khi nén thành khối thì đất không bị vỡ
Nhược điểm: Dễ bị vỡ vụn hoặc khi tưới quá nhiều nước dễ bị ẩm và úng nước
Đất cát
Thành phần gồm:
- 80-100% cát
- 0-10% mùn
- 0-10% sét
Đặc điểm: Đất cát có khả năng thấm nước nhanh, giữ nước và phân bón kém, mùn và dưỡng chất nghèo nàn. Bị rời rạc khi khô, kho có nước thì đất bí chặt.
Ưu điểm:
- Thấm nước dễ do các kẽ hở của hạt cát trong đất cát lớn
- Đất cát rất thoáng khí do kẽ hở lớn giúp các loại sinh vật háo khí hoạt động tốt
- Đất cát là loại đất dễ cày bừa
Nhược điểm:
- Khả năng giữ nước, giữ phân kém
- Dễ xảy ra tình trạng khô hạn do giữ nước và phân kém
- Đất cát thường bị dính và bí chặt, rời rạc
- Đất cát thường nghèo mùn do chất hữu cơ bị phân giải nhanh
Đất sét
Đất sét là loại đất rất dính và dẻo khi ướt có thể tạo thành cục đất cứng
Thành phần bao gồm:
- 0-45% cát
- 0-45% mùn
- 50-100% sét
Đặc điểm: là loại đất rất dính và dẻo khi ướt có thể tạo thành những cục đất cứng khi khô. Đất sét giúp giữ nước, giữ phân tốt, tích luỹ nhiều mùn hơn đất cát, ít bị rửa trôi. Đất sét có thể cải tạo bằng cách bón các loại phân hữu cơ và vôi, phân chuồng, phân xanh
Ưu điểm:
- Có khả năng giữ nước nhiều
- Khả năng ổn định nhiệt độ tốt hơn đất cát
- Tỷ lệ mùn nhiều hơn đất cát
- Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt do có chứa nhiều keo
- Chất hữu cơ phân giải trong đất sét thường chậm nên có thể tích luỹ nhiều hơn đất cát
Nhược điểm:
- Khó thấm nước do có hạt nhỏ
- Nghèo chất hữu cơ nên tốn nhiều công sức trong việc làm đất
- Dễ bị tình trạng nứt nẻ khi tình trạng hạn hán xảy ra
2. Các loại đất trồng cây công trình
Đất phù sa
Đất phù sa hình thành từ đất thịt và đất mùn
Đất phù sa được hình thành từ đất thịt và đất mùn. Đất phù sa tiến hoá chậm do phong hoá của đá và phân huỷ của xác động vật và thực vật. Đây là loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, rau màu và cây ăn trái
Thành phần: bao gồm khoảng 80% đất thịt, 10% cát non, còn lại là mùn mục từ lá cây cùng các khoáng sét khác
Ưu điểm:
- Đất phù sa giúp cây hấp thu dưỡng chất nhanh từ đó làm quá trình sinh trưởng được đẩy nhanh
- Có khả năng giữ nước lâu với lượng đất vừa phải giúp cây không bị úng ngập
- Đất cát bao gồm các chất hưu cơ, vô cơ, chất khoáng, vi lượng đa lượng, vi sinh vật… giúp cây trồng phát triển tốt
- Đất phù sa rất tơi xốp, thoáng khi cho cây do có lượng vi sinh vật dồi dào trong đất
- Đất phù sa rất giàu dưỡng chất do hàm lượng Mg, Ca trong đất luôn cao hơn hẳn so với Na, K
- Không lẫn tạp chất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
- Dùng làm chất nền cho thực vật bám rễ, hút chất dinh dưỡng và hút nước nuôi khối thân lám hoa, quả
Đất đen
Đất đen là loại đất phổ biến ở ruộng, vườn
Đất đen là lớp đất bề mặt ở ruộng vườn, có bề dày tính từ trên xuống dưới khoảng 20 – 80 cm. Theo chúng tôi, đây là loại đất dùng trồng cây công trình phổ biến rất giàu các loại khoáng chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển rất tốt
Thành phần: bao gồm mùn và đạm khoảng 2,0 – 4,0 %. Nghèo nito
Ưu điểm:
- Là loại đất rất giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng mùn, đạm và lân cao với tỷ lệ 70/100
- Đất đen có thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng vì vậy có độ màu mỡ cao có thể thay thế phân bón hoá học để trồng cây
- Chứa nhiều khoáng chất hữu cơ, giúp giữ ẩm tốt
Nhược điểm: Giá cao
Đất đỏ
Đất đỏ có tầng chất hữu cơ kém
Đất đỏ có tầng chất hữu cơ kém, chứa nhiều mùn và nhiều axit fulvonic
- Đất có màu đỏ gạch hoặc đỏ.
- Hình thành: đất đỏ bazan có nguồn gốc hình thành từ đá bazan và do sự phun trào của maxma.
- Thành phần: Nhiều chất vô cơ, N, S,…, mùn, sét và đặc biệt là có hàm lượng oxit nhôm cao.
Ưu điểm:
- Có khả năng thấm nước, thoáng khí rất tốt
- Là loại đất có nhiều loài vi sinh vật hữu ích, nhiều hooc môn kích thích khả năng tăng trưởng tự nhiên của cây
Nhược điểm:
- Đất không được phì nhiêu
- Hàm lượng chất hữu cơ ở đất kém
3. Các loại đất trồng cây cảnh
Đất hữu cơ
Đất hữu cơ là loại đất 100% từ thiên nhiên
Đất hữu cơ là loại đất 100% từ thiên nhiên. Dùng để làm đất nền cho các loại cây cảnh và các loại rau
Thành phần: bao gồm vỏ cây, đá nhỏ, than bùn, lá khô… .
Ưu điểm:
- Thích hợp khi mới trồng cây
- Giúp bổ sung khoáng chất, tăng thêm độ tơi xốp giúp rễ cây thống thoáng và phát triển
- Thành phần trung tính, không nhiều thành phần thịt hay sét như đất thịt, không có quá nhiều cát non như đất phù sa
Nhược điểm: Thời gian đầu trồng cây thì tốt tuy nhiên nếu lâu ngày thì sẽ lộ ra nhiều nhược điểm như sau:
- Nếu đất hữu cơ là than bùn thì khi thời tiết mưa dài ngày, than bùn sẽ rời vào cảnh thừa nước không tốt cho cây. Nếu trời nắng dễ bị mất nước
- Nếu là cây khô thì mới đầu khi tưới lá còn bóng dẫn đến nước bị trôi, về sau khi lá mùn ra thì thoát nước lại gặp khó khăn
Đất vô cơ
Đất vô cơ bao gồm đất sét nung và đá nham thạch, xỉ than
Thành phần bao gồm: đất sét nung, đá nham thạch, xỉ than…
Ưu điểm:
- Có cấu trúc hạng hạt một thời gian dài không rã thành bùn, bột
- Có thể dùng lâu dài cho cây
Đất hợp sạch
Đất hợp sạch là loại đất được nhiều người sử dụng bởi giúp bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng, tăng khả năng hấp thụ và trao đổi chất cho cây.
Đây là loại đất được xử lý sạch các mầm bệnh, an toàn cho cây trồng và người sử dụng. Đảm bảo giúp cây trồng phát triển và sinh trưởng ổn định và mạnh mẽ
Hy vọng sau bài viết hướng dẫn phân loại các loại đất trồng cây phổ biến này các bạn đã hiểu được khải niệm, thành phần và cách phân loại các loại đất trồng từ đó có thể ứng dụng các loại đất trồng vào đúng mục đích sử dụng của mình.